4 ứng dụng điển hình của giấy nhám

Giấy nhám là vật liệu chà nhám sở hữu nhiều ưu điểm và ứng dụng, nổi bật trong đó là 4 ứng dụng dưới đây.

1. Mài chà tranh gỗ
Những bức tranh gỗ trước khi sơn dầu thường được chà nhám cho mịn và bóng. Và để làm được điều này, không thể không sử dụng giấy nhám. Giấy nhám có thể làm phẳng và mịn bề mặt tranh gỗ, nhờ đó, lớp sơn dầu sau khi sơn không chỉ đẹp, láng mà còn bám chắc.

2. Loại bỏ vữa Stain
Vữa Stain bám trên bề mặt gạch ốp lát không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khó chịu khi sử dụng. Và để loại bỏ lớp vữa Stain, bạn có thể dùng giấy nhám chà xát nhẹ nhàng mà không một loại vật liệu hay hóa chất tẩy rửa nào có thể làm được.

3. Đánh bóng kim loại
Vật liệu kim loại dễ bị trầy xước và han gỉ. Lúc này, giấy nhám là giải pháp khắc phục hiệu quả. Bằng cách sử dụng giấy nhám và chà xát đến khi vết xước hay lớp han gỉ biến mất, bạn có thể nhìn thấy một bề mặt kim loại sáng bóng và khi phủ lớp sơn mới, chúng trông rất thẩm mỹ.
4. Chà thô đế giày hay đế cao su
Đế giày mới thường dễ bị trơn trượt, gây khó khăn khi đi lại, thậm chí là mất an toàn. Tương tự như thế, đế cao su của bàn ghế, chân tủ, chân giường cũng thường rơi vào trường hợp trơn trượt. Để tạo độ bám chắc chắn, bạn có thể dùng giấy nhám để chà thô.
5. Tăng tính thẩm mỹ cho phụ kiện
Những phụ kiện thời trang bằng gỗ hay kim loại, nếu có góc cạnh, chúng sẽ được xử lý làm tròn bằng giấy nhám, nhờ đó, gia tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho món đồ.

4. Tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm nghệ thuật
Khi cần thiết, chẳng hạn như để tác phẩm nghệ thuật thêm lung linh, mềm mại, người ta thường ứng dụng giấy nhám để xử lý. Lấy ví dụ là tượng điêu khắc (bằng gỗ, đá,…), để gia tăng độ chân thực, sắc nét, bên cạnh kỹ thuật điêu khắc, thì khâu xử lý bằng giấy nhám cũng rất quan trọng.
Có thể nói, giấy nhám sở hữu nhiều công dụng hữu ích mà không phải loại vật liệu chà nhám nào cũng có được. Vì thế, chúng xứng đáng là giải pháp đầu tư hiệu quả trong các ngành sản xuất lẫn trong đời sống hàng ngày.

 

0936179000